Trịnh Giang, Trịnh Doanh Thảo_luận_Thành_viên:Trungda

Xem ra tác nhân chính để có cuộc đảo chính của Trịnh Doanh không phải là Trịnh Giang, mà chính là tay hoạn quan Hoàng Công Phụ. Trịnh Giang dù kém tài, ăn chơi trác táng,... nhưng có vẻ không ham quyền cố vị lắm, sẵn sàng nhượng quyền cho Trịnh Doanh. Chỉ có tên Hoàng Công Phụ hiếp chế mà các đại thần theo Trịnh Doanh mới buộc phải đảo chánh để trừ cái "gai" Công Phụ này.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:22, ngày 28 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Hình như "thượng hoàng" Lê Ý Tông nhỏ tuổi hơn "vua cháu" Lê Hiển Tông thì phải? Chú nhỏ hơn cháu là chuyện thường nhưng thượng hoàng nhỏ hơn vua là chuyện độc đáo.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:07, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)Xem ra dù danh hiệu thượng hoàng được sử dụng nhiều lần nhưng chỉ trong thời Trần, Hồ, Mạc là những thời duy nhất Thượng hoàng cầm quyền cai quản việc nước. Thời Lê trung hưng, ngôi Thượng hoàng, Thượng vương có vẻ như 1 dạng an ủi, "đền bù" để xoa dịu cho mấy ông vua, chúa mất ngôi, hoàn toàn ko có thực quyền.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:30, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Em thấy Trịnh Cương chết ở tuổi đó cũng đâu quá sớm so với thời bấy giờ đâu anh. Ngày xưa Trần Anh Tông lúc chết mới 44 tuổi nhưng cũng có được người kế thừa xứng đáng là Trần Minh Tông đó thôi. Ngoài ra Nguyễn Phúc Khoát chết cũng không quá trẻ so với thời ông ta nhưng thời thế vẫn đưa đẩy Phúc Thuần nhỏ tuổi, kém năng lực lên ngôi.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Nếu đúng mấy ông chúa Trịnh sau Trịnh Căn hưởng lạc thật, thì chắc ông Cương, ông Doanh vừa hưởng lạc nhưng vừa có nhiều đại thần có năng lực và trung thành, có thể sai bảo, nên tuy hai ổng hưởng lạc nhưng tình hình đất nước khá ổn, không có hiện tượng nào xấu lắm. Còn ông Giang, ông Sâm dùng những người không tốt nên hưởng lạc 1 cái là suy ngay. Đặc biệt ông Sâm suy yếu sau khi Hoàng Ngũ Phúc chết.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 10:02, ngày 3 tháng 10 năm 2017 (UTC)
  • Lớp đại thần thời Trịnh Cương, Trịnh Doanh còn có những văn thần có năng lực ấn tượng như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Quý Cảnh,... Theo em Lê Quý Đôn có thể có kiến thức học vấn rộng nhưng năng lực quản lý việc nước có vẻ không chắc chắn như mấy tay này. Về Lê Hiển Tông, nếu lúc đó Nguyễn Huệ kịp tiêu diệt Nguyễn Ánh, và vua Lê cứ như Hiển Tông, thì không khéo đất nước sẽ thống nhất dưới 1 cục diện"vua Lê, chúa... gì đó" thôi.
  • Em không hiểu sao triều đình Lê Trịnh đến thập niên 1780 tuyệt nhiên ko còn 1 mống nào sánh ngang với mấy ông Công Hãng, Quý Cảnh, Công Thái,... trên. À có 1 nét chấm phá nữa đó là Trịnh Cương, Trịnh Doanh có những người vợ tốt, ăn đứt tuyên phi Đặng Thị Huệ của Trịnh Sâm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:18, ngày 4 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Trungda http://www.mtat.macdinhchi71.com/suutam/truyen/dai... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.bienphong.com.vn/dan-lang-yen-so-chong-... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=%C4%91%E1%... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=M%E1%BB%B9... http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/c/document_li... http://soha.vn/quoc-te/de-che-bi-khinh-re-cua-tan-... http://vanhien.vn/news/Nha-Mac-voi-3-thoi-ky-lich-... https://baike.baidu.com/item/%E9%AB%98%E5%B9%B3%E8... https://book.douban.com/subject/20505129/